Đối với mỗi công trình, thấm dột vẫn luôn là mối đe dọa hàng đầu. Không đơn thuần chỉ là tác động đến mỹ quan của một công trình. Mà hơn thế, nó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến suy giảm tuổi thọ và độ bền của kết cấu căn nhà bạn. Công trình vì thế mà không còn kiên cố, xuống cấp nhanh hơn. Quan trọng hơn thế nó còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình bạn. Hãy cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục bạn nhé!
Tình trang thấm dột biểu hiện khá rõ thường thì sau mỗi trận mưa to sẽ xảy ra các tình trang thấm dột như: Trần bị long lỗ những vùng ướt, nếu lâu ngày sẽ bị mốc đen, ố vàng. Tương tự với hiện tượng thấm ở tường nhà.
- Sân thượng bị dột do lâu ngày tường bê tông bị nứt tách với nền sân thượng. Hoặc do nền sân thượng kém chất lượng, chưa được xử lý chống thấm kỹ từ ban đầu làm cho nước dễ dàng thấm xuống theo các vết nứt hoặc nền sân thượng bị bong tróc đọng nước…
- Tường nhà bị thấm do 2 tường nhà bị hở làm cho nước luồn theo kẽ nứt, kẽ hở để thấm vào tường nhà bạn. Tình trạng này thường rất hay xảy ra khi tường nhà bạn xây sau và không thể tô áo và sơn phủ chống thấm được, hãy gọi ngay cho dịch vụ chống thấm dột.
- Nhà tắm bị hở đường roang, bể ống nước ngầm, ống nước bị rò rỉ nước, hộp ghen bị bể ống nước hoặc hộp thoát nước bị hở làm cho nước tràn ra ngoài nền nhà tắm thấm xuống trần nhà dưới.
- Nhà bạn bị thấp hơn mặt đường và hệ thống thoát nước làm cho nước thấm ngược vào tường nhà và nền nhà bạn. Đây là trường hợp khó xử lý cần có phương án chống thấm ngược tốt nhất.
- Các mái nhà lâu ngày bị dột làm cho nước chảy xuống trần hoặc la phong dẫn đến tình trạng thấm trần nhà.
Đặc thù cấu tạo của khu vực này là nơi các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều gắn liền với nước. Việc tiếp xúc và chịu tác động thường xuyên này dễ dẫn đến thấm dột.
Hơn thế nữa, ở sàn và tường là những đường ống dẫn thoát nước chằng chịt. Do đó, thường đối mặt với nguy cơ nước rò rỉ, ngấm ngược xuyên tường, xuyên sàn.
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm chia ra làm 2 giải pháp:
- Thứ nhất: Dùng màng tự dính như Lemax, Autotak Italia, Larix hay Bitustick
- Thứ hai: Dùng màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh
Tình trạng thấm ở tường là do lớp sơn bảo vệ bên ngoài của tường bị bong tróc, rêu mốc hoặc tường bị rạn nứt lâu ngày nước mưa và hơi ẩm theo các vết nứt nhỏ thẩm thấu vào trong tường.
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chống thấm nhưng không phải loại nào cũng dùng để chống thấm tường nhà. Vật liệu dùng có thể chia thành 2 loại: Vật liệu chống thấm tường trong và vật liệu chống thấm tường ngoài. Cụ thể cho từng trường hợp:
- Tường ngoài thì nên sơn một lớp sơn đàn hồi gốc Acrylic, sau đó lăn sơn chống thấm trộn xi măng.
- Tường trong thì nên sơn lót chống kiềm trước, sau đó sơn phủ, tốt nhất dùng hãng sơn uy tín, nhưng nên mua ở cửa hàng quen không lại bị trúng sơn giả. Trong nhà không nên sử dụng bột bả, tốt nhất tường nên mài nhẵn hơn là dùng bột bả..
Thêm nữa, vật liệu chống thấm tường từ bên ngoài có thể sử dụng sản phẩm chống thấm ngược INTOC-04. Vật liệu INTOC-04 là chất vô cơ gốc xi măng tạo nên lớp hồ dầu chống thấm sẽ kết dính với vật liệu thành một khối đồng nhất có tính năng kháng nước cực tốt.
Nó được các nhà thi công đánh giá cao và sử dụng rộng rãi không những chống thấm tường mà còn chống thấm cho nhiều công trình dân dụng và công nghiệp.
Mỗi gia đình có một mục đích sử dụng sân thượng khác nhau, và từ đó chúng ta cũng cần cân nhắc giải pháp thi công phù hợp.
Vì muốn chăm lo tốt hơn cho sức khỏe gia đình, nhiều người chọn trồng rau sạch trên sân thượng. Quá trình nuôi trồng chắc chắn sẽ kèm theo tưới tắm liên tục. Do đó sân thượng thường xuyên phải tiếp xúc với nước. Khi đó, quá trình xử lý ngăn nước đòi hỏi biện pháp khắt khe hơn như chống thấm sân thượng bằng nhựa đường.
Là vật liệu được đun nóng chảy với khả năng thẩm thấu, kết dính cực tốt. Nhựa đường có thể tạo lớp màng dày dặn, ngăn nước triệt để. Do đó, mọi vấn đề liên quan đến nước tưới cây hay nước mưa đều không làm khó được sàn sân thượng. Trong số các phương pháp thi công, đây là gợi ý đáng cân nhắc nhất.
Bên cạnh nhựa đường, phương pháp dán màng khò nóng dày 3mm cũng là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho chống thấm sàn bê tông. Vì màng gốc bitum có độ đàn hồi, chịu nhiệt tốt, có độ co giãn nên phù hợp với vị trí sàn mái hơn cả.
Dùng hóa chất hoặc sơn chống thấm chỉ được dăm ba năm là phải chống thấm lại vì rạn nứt bê tông trên mái, đặc biệt là hiện tượng gãy mái, rất phổ biến.
Một chú ý nho nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng đó là: Các cổ ống thoát sàn hay hộp kỹ thuật thì phải chống thấm bằng vữa grout không co ngót, sau đó có thể bơm keo Epoxy quanh miệng ống, trên cùng là màng thì yên tâm tuyệt đối.
Chống thấm tầng hầm bản chất là chống nước từ dưới nền lên trên và ngầm từ ngoài tường vào trong. Việc chống thấm là từ mọi hướng trong tầng hầm. Vì thế, để hoạt động chống thấm đạt hiệu quả cần xác định rõ từng hạng mục trong chống thấm tầng hầm như chống thấm sàn bê tông, chống thấm tường hầm, hay tại chỗ phân đoạn đổ bê tông (tiếp giáp giữa tường và nền), tại các ống xuyên tường. Từ đó lựa chọn giải pháp chống thấm tối ưu kết hợp với vật liệu chống thấm phù hợp. Để đảm bảo hoạt động chống thấm đạt hiệu quả mong muốn.
Các phương pháp chống thấm tầng hầm hữu hiệu nhất hiện nay là kiểu chống thấm thuận:
- Phương án chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh
- Sử dụng màng chống thấm tự dính là một trong các phương pháp chống thấm tầng hầm thuận hiệu quả
- Thi công chống thấm tầng hầm bằng các sản phẩm dạng quét
- Sử dụng hóa chất là một trong các phương pháp chống thấm tầng hầm đơn giản nhất nhưng cần bảo đảm an toàn khi sử dụng
Mới đây người ta đã tìm ra một phương pháp chống thấm mới đó chính là Keo F-seal, loại keo này có khả năng chống thấm tốt và có độ bền rất cao. Chúng được tạo nên bởi hai thành phần quan trọng là keo chống thấm composite và phụ gia đóng rắn.
Ngoài ra vải thủy tinh liên kết đa hướng cũng được sử dụng để gia cường thêm, giúp tăng khả năng chống thấm của loại keo này lên nhiều lần, chống được nứt dăm trên bề mặt bê tông tươi.